Trị mụn tuổi dậy thì thế nào cho hiệu quả?. Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bạn trẻ đang gặp phải tình trạng mụn dậy thì đeo bám.

Mụn tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến, theo thống kê có khoảng 80- 90% trường hợp mụn xuất hiện ở độ tuổi này. Đây chính là nỗi lo ngại của rất nhiều bạn trẻ. Mụn có thể tự mất sau khi giai đoạn dậy thì đi qua. Tuy nhiên, một vài trường hợp điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mụn bị viêm nhiễm, tái phát nặng hơn và bám dai dẳng trên mặt.


* Thế nào là mụn tuổi dậy thì ?

Mụn tuổi dậy thì là một thể của mụn trứng cá, thường xuất hiện từ 13-18 tuổi ở cả nam và nữ. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, làm tăng các hoocmon androgen khiến tăng sừng cổ nang lông và làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông.


Loại mụn này thường xuất hiện ở hai bên má, cằm và vùng chữ T.

>> Tham khảo thêm cách trị mụn tuổi dậy thì tại nhà từ nguyên liệu tự nhiện được bác sĩ da liễu Phòng khám da liễu Hà Nội chia sẻ để có cho mình phương pháp điều trị mụn hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của bạn.



*Nguyên nhân xuất hiện mụn ở tuổi dậy thì:

Do rối loạn nội tiết tố: Tăng cường các hoocmon sinh dục ở tuổi dậy thì làm tuyến bã nhờn tiết da nhiều hơn gây bít tắc lỗ chân lông.
Do vệ sinh da mặt không sạch sẽ: Da mặt bám nhiều bụi bẩn cùng với lớp tế bào sừng trên da sẽ làm hình thành nên nhân mụn.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Ngủ quá khuya, ăn nhiều đồ cay nóng, tinh bột đường và chứa dầu mỡ.
Do căng thẳng, stress trong khoảng thời gian dài: Khiến rối loạn hệ thần kinh thực vật, từ đó mụn có điều kiện hình thành.


Bác sĩ da liễu Hà Nội thăm khám mụn tuổi dậy thì cho bệnh nhân.

>>> Xem thêm chi tiết hướng dẫn cách trị mụn tuổi dậy thì an toàn hiệu quả nhất hiện nay được bác sĩ da liễu Khuyến cáo.


*Nhận biết mức độ mụn tuổi dậy thì:

-Mụn mức độ nhẹ:

Mụn mọc rải rác trên mặt, không ảnh hưởng đến khu vực da.
Bề mặt da xuất hiện các nốt li ti, chưa có nhân hoặc có nhân đen, trắng.
Một số mụn khiến da bị tấy đỏ nhưng không bị sưng.
-Mụn mức độ nặng:

Nốt mụn to và mọc nhiều ở vùng chữ T, cằm, lan sang hai bên má.
Vùng da xung quanh bị sưng đỏ có cảm giác ngứa, đau nhức.
Chính giữa mụn có cồi trắng chứa mủ.
*Các loại mụn tuổi dậy thì phổ biến:

Mụn ở tuổi dậy thì thường gặp gồm mụn không viêm như: mụn đầu trắng, đầu đen, mụn ẩn và mụn viêm như: mục bọc, mụn nang.

>>> Xem ngay bí quyết trị mụn tuổi dậy thì từ bác sĩ da liễu được chia sẻ từ phòng khám da liễu Hà Nội