Cùng với việc các chính sách ưu đãi về nhà ở khó đến tay người nghèo thì còn rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan khác khiến cho việc được sở hữu một căn nhà với người nghèo rất xa vời...Ông Ngyễn Thái Luyện - Gíam đốc công ty địa ốc alibaba cho biết: “Vợ chồng tôi là công nhân, đang ở nhờ nhà bố mẹ. Cả hai tăng ca hết mức tổng thu nhập chỉ khoảng 10 triệu đồng/tháng, vậy mà phải chi cả trăm khoản, từ học phí của hai đứa con, tiền điện, nước, chợ… đến tiền đổ xăng. Tháng nào “co kéo” giỏi chỉ dư khoảng 1-2 triệu đồng. Khoản tiền này dành để phòng đau ốm, lễ lạt, tang ma… Nhà nước có giải quyết, chúng tôi cũng không có khả năng mua nhà ở xã hội (NOXH)”.


Ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM, cho biết: TP.HCM hiện có hơn 20.000 giáo viên có nhu cầu, nhưng với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng thì rất khó mua được NOXH. Hà Nội cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Thực tế là ở ngay khu vực Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội), nơi đang có dự án long phước được triển khai, khi được hỏi rất nhiều người dân ở đây không hề biết về dự án này, hoặc biết đến nhưng không rõ ràng.

Trong chính sách chỉ rõ cá nhân muốn được thông qua thủ tục vay mua nhà giá rẻ phải có giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ bao gồm: Hợp đồng lao động và sao kê 3 tháng lương gần nhất. Tuy nhiên đa số các đối tượng cá nhân mà chính sách này hướng đến đều là lao động tự do, làm theo thời vụ, vì thế việc có hợp đồng lao động cũng như sao kê 3 tháng lương gần nhất là điều thiếu thực tế, không mang lại hiệu quả cho việc chứng minh nguồn trả nợ. Đây có thể coi là biện pháp để tránh nợ xấu, tuy nhiên có hiệu quả đối với ngân hàng cho vay và phù hợp với người có nhu cầu vay hay không thì cần xem xét thêm.

Thêm vào đó việc chi trả 20-30% giá trị hợp đồng mua nhà trước khi nhận gói vay ưu đãi đối với người lao động nghèo là điều khó khăn.Với mức thu nhập thấp và bấp bênh (khoảng từ 50-100 nghìn đồng/ngày), những người lao động tự do khó có thể tích cóp một số tiền lớn như vậy. Nếu như đề xuất cho người mua nhà được phép thế chấp chính ngôi nhà đó được thông qua thì vấn đề này sẽ dễ dàng hơn với những người chưa đủ khả năng chi trả cho số tiền ban đầu.Theo Phó thủ tướng, trong 4 nội dung mà Bộ Xây dựng đề xuất, có hai nội dung Chính phủ có thể tiếp thu và chấp thuận, đó là kéo dài thời hạn vay từ 10 năm lên 15 năm và bổ sung ngân hàng thương mại tham gia cho vay từ gói 30.000 tỷ. Đây là những kiến nghị hợp lý và được các bộ, ngành ủng hộ.

Cách đây chưa lâu khi nói về vấn đề giải quyết nhà ở cho người dân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã khẳng định: "Mỗi quốc gia đều có chính sách khác nhau, song họ đều quan tâm đến nhà xã hội. Năm tới, phân khúc nhà xã hội sẽ được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Tôi đã trực tiếp đến nhiều khu nhà ở của người nghèo ở nhiều nơi, cả TP.HCM và Hà Nội. Có thể nói, những người dân nghèo và công nhân khu công nghiệp đang phải ở trong điều kiện hết sức khó khăn”.

Trong chiến lược nhà ở đến năm 2020, Bộ Xây dựng đã soạn thảo các nghị định, trong đó có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người thu nhập thấp có nhà và có điều kiện tiếp cận nhà ở. “Những người nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ như không thu Tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT hoặc cho vay mua nhà lãi suất thấp, hoặc thuê mua” - Bộ trưởng cho biết. Thế nhưng, sau thông tin của Bộ trưởng, chưa có thống kê nào cho thấy công nhân, người nghèo tiếp cận được NOXH mà bộ đang triển khai.

Tuy nhiên, có hai nội dung còn lại, Phó thủ tướng cho rằng nếu thực hiện sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc, tiêu cực. Cụ thể, đối với kiến nghị mở rộng đối tượng vay vốn “đối với những hộ có khó khăn về nhà ở”, “hợp đồng mua nhà không quá 1,5 tỷ”… của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng, cho rằng nếu mở rộng ra những đối tượng trên sẽ không thể kiểm soát được, lúc đưa ra sẽ hết sức tiêu cực. Trong khi đó, mục tiêu của Nghị quyết 02 nói rõ là chủ yếu là giải quyết đối tượng nhà ở xã hội, nên cần phải tập trung vào đối tượng này.

Hơn nữa, trong thời gian qua, vướng mắc lớn nhất của chúng ta là không có nguồn cung nhà xã hội. Cho nên những các gia đình được ở nhà xã hội là rất ít. Còn đối với kiến nghị mở rộng cho “đối tượng là hộ dân đô thị, cán bộ công chức lực lượng vũ trang có khó khăn về nhà ở”, Phó thủ tướng nhìn nhận quy định này cũng không giải thích được rõ ràng, vì hiện có 1,7 triệu người đang có diện tích nhà ở dưới 5m2/người.

“Nếu họ rơi vào nhóm nhà ở cho người nghèo ở nông thôn thì đã có chính sách 167 – nhà ở cho người nghèo nông thôn rồi. Còn nếu ở đô thị có chính sách nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp”, Phó thủ tướng nói. Trước ý kiến cho rằng, gói 30.000 tỷ giải ngân chậm quá, cần phải tiêu thật nhanh, Phó thủ tướng khẳng định: “Giải ngân không phải là mục tiêu. Mục tiêu của gói này là giải quyết được đối tượng nhà ở xã hội, không phải là tiêu thật nhanh những đồng tiền này”.

Các chủ đề cùng chuyên mục: